Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Hệ thống thông gió cho nhà bếp

   Một nhà bếp hiện nay có rất nhiều hệ thống để có thể sử dụng cho nhu cầu của bếp. Vì thể để có thể lựa chọn cho mình một hệ thống hút mùitốt cho nhà bếp thì bạn phải biết lựa chọn hệ thống như thế nào cho thích hợp với số lượng công việc mà nhà bếp thực hiện. Để có thể chọn được cho mình một hệ thống hút mùi tốt thì bạn có thể tham khảo qua một số thông tin của chúng tôi sau đây.
Hệ thống thông gió cho nhà bếp
Hệ thống điều hòa thông gió cho nhà bếp

   Chọn mua hệ thống hút mùi theo diện tích và nhu cầu sử dụng bếp
   Nếu bếp nấu của bạn đặt riêng ở khoảng trống giữa bếp mà không có chạn ở bên trên cần lắp đặt một hệ thống hút mùi giá rẻ có ống thông hơi. Nếu bếp đặt cạnh tường, có thể căn bếp đã có ống thông hơi khi đó bạn nên dựa vào khoản không gian tính theo chiều dọc và chiều ngang phòng bếp để lựa chọn máy hút mùi phù hợp. Nếu gia đình bạn có diện tích bếp rộng, thoáng, nhu cầu sư dụng cao bạn nên chọn các loại hệ thống hút mùi hút mùi ống khói . Loại máy này có khả năng hút bớt nhiệt làm dịu không gian bếp.
   Nên dành thời gian để tham khảo các loại má hút mùi phù hợp với phong cách trang trí của ngôi nhà bạn. Một chiếc máy hút mùi âm tủ có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế sẽ làm nổi bật phong cách kiến trúc trong gian bếp của ngôi nhà.
   Hiểu rõ tính năng, ưu điểm của hệ thống hút mùi
   Các loại máy hệ thống hút mùi hoạt động dựa trên nguyên tắc quạt thông gió kết hợp với các màng lọc. Máy thường bao gồm các bộ phận cơ bản như lớp vỏ bên ngoài, hệ thống dẫn hơi, lưới lọc, quạt hút, đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu mức độ bẩn và nút điều chỉnh tốc độ hút. Các loại khí độc và mùi khó chịu sẽ được hút lên bằng quạt và chuyển ra ngoài, còn bụi bẩn và dầu mỡ sẽ bám lại lớp màng lọc có thể dễ dàng tháo ra vệ sinh hoặc thay mới.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Hệ thống thông gió cục bộ

   Kỹ thuật thông gió chống bụi và hơi khí độc: Kỹ thuật thông gió là môn khoa học và kỹ thuật về tổ chức trao đổi và xử lý không khí nhằm tạo được môi trường không khí như mong muốn.
Hệ thống thông gió cục bộ
Hệ thống thông gió cục bộ

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
   Kỹ thuật thông gió chống bụi và hơi khí độc: Kỹ thuật thông gió là môn khoa học và kỹ thuật về tổ chức trao đổi và xử lý không khí nhằm tạo được môi trường không khí như mong muốn.

HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHUNG
   Thông gió chung là một khái niệm rất rộng chỉ sự cấp không khí vào và hút không khí ra khỏi một khu vực, một không gian nhất định, có thể là một phòng, một phân xưởng hoặc một khối nhà.
   Hệ thống thông gió chung có thể là hệ thống thông gió cơ khí khi nguồn lực cho các khối không khí lưu chuyển là quạt gió hoặc hệ thống thông gió tự nhiên khi tận đụng các nguồn lực tự nhiện như nhiệt, sức gió để lưu chuyển các khối không khí.
   Thông gió chung có tác dụng hoà loãng chất gây ô nhiễm do việc cấp không khí sạch từ bên ngoài hoà trộn với không khí bị ô nhiễm bên trong nhà nhằm mục đích kiểm soát các chất có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có nguy cơ gây cháy nổ hoặc gây mùi như nhiệt, bụi, các loại hơi và khí. Thông gió chung chỉ áp dụng khi lượng chất ô nhiễm phát sinh không quá lớn, trải trên diện rộng, vị trí thao tác của người lao động phải cách đủ xa nguồn ô nhiễm hoặc nồng độ chất ô nhiễm mà người lao động tiếp xúc phải thấp hơn TCCP, mức độ độc hại của các chất ô nhiễm phải thấp, sự lan toả các chất ô nhiễm phải tương đối đồng đều.
HỆ THỐNG HÚT BỤI CỤC BỘ
   Đây là những hệ thống hút cơ khí, thu gom bụi ngay tại nguồn phát sinh, có xử lý (hoặc không xử lý) trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
  Một hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt thông thường bao gồm các chụp thu bắt bụi các bụi tại nguồn toả bụi ra như máy nghiền, sàng, mài, trộn, trên các đấu băng tải, gầu tải…; Hệ thống đường ống dẫn bằng tôn , thiết bị lọc bụi và quạt hút .
   Hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt phải có hiệu quả thu bắt bụi cao, làm giảm nồng độ bụi tại chỗ làm việc. Hiệu quả thu bắt bụi có ý nghĩa quyết định tới việc bảo vệ sức khoẻ người lao động.
   Hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt còn phải có hiệu quả lọc sạch bụi trong không khí hút cao trước khi thải ra ngoài trời.

HỆ THỐNG HÚT HƠI KHÍ ĐỘC CỤC BỘ
   Tương tự như hệ thống hút bụi cục bộ, đây là những hệ thống hút cơ khí, thu gom hơi khí độc ngay tại nguồn phát sinh, có xử lý (hoặc không xử lý) trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
   Một hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt cũng bao gồm các chụp thu bắt hơi khí độc các bụi tại nguồn toả ra như máy trộn, bể mạ, máy chiết chai…; Hệ thống đường ống dẫn có thể bằng tôn hay INOX, thiết bị lọc hơi khí độc và quạt hút .
   Hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt phải có hiệu quả thu bắt hơi khí độc cao, ngăn chặn triệt để hơi khí độc tràn lan vào môi trường lao động, làm giảm nồng độ hơi khí độc tại chỗ làm việc xuống dưới mức cho phép.
   Hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt còn phải có hiệu quả lọc sạch hơi khí độc trong không khí hút cao trươc khi thải ra ngoài trời.
Vài lưu ý chung cho hệ thống hút cục bộ:
   Tổ chức thu bắt các chất ô nhiễm tốt, ngay tại nguồn phát sinh không để chúng lan toả rộng là biện pháp cơ bản để ngăn chặn sự lan toả chất ô nhiễm, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa chất ô nhiễm và người lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc sạch.
   Để thu bắt chất ô nhiễm tốt có hiệu quả cao, cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Càng chụp kín nguồn toả chất ô nhiễm càng tốt.
- Miệng hút càng gần nguồn toả chất ô nhiễm càng tốt.
- Vận tốc thu bắt phải đủ lớn để hút được hết các chất ô nhiễm phát ra.
- Các miệng thu bắt chất ô nhiễm không được cản trở thao tác công nghệ
- Không khí chứa chất ô nhiễm đi vào chụp hút không được đi qua vùng thở của người thao tác.
xem thêm: lắp đặt điều hòa trung tâm

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Thông gió, chống nắng tự nhiên cho nhà chật

   Có 2 cách thông gió: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Ngoài việc can thiệp bằng những thiết bị thông gió, một số biện pháp thông gió tự nhiên mà chúng ta có thể áp dụng dễ dàng, giúp ngôi nhà thoáng khí và sạch hơn.
Thông gió, chống nắng tự nhiên cho nhà chật
Thông gió, chống nắng tự nhiên cho nhà chật
   Nguyên tắc cơ bản của thông gió là sự trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà, đảm bảo gió vào được, và gió ra ngoài. Cách nhanh nhất và đơn giản nhất để làm cho không khí trong lành, đó là thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào. 
   Nguyên lý của thông gió tự nhiên là gió vào được nhà và ra ngoài được. 
   Mùa hè, bạn nên đóng cửa ban ngày để tránh khí nóng vào nhà, ban đêm mở cửa để gió mát vào nhà, giúp ngôi nhà luôn mát hơn ở ngoài trời. Mùa đông, mọi người thường thấy rung mình khi mở cửa, tuy nhiên, chúng ta chỉ cần mở cửa 5 phút, khi nhiệt độ chưa quá lạnh, giúp cho không khí lưu thông mà không làm cho mọi người bị ảnh hưởng.
- Bố trí cửa hợp lý
Khi thiết kế nhà, bố trí cửa vào, cửa ra hợp lý giúp lưu thông không khí tốt. Tránh bố trí cửa gió vào, và gió ra cùng 1 phía, gió sẽ quẩn, không lưu thông được.
Thường xuyên mở cửa để tăng sự trao đổi không khí trong và ngoài nhà. 
Với nhà phố chật, khi phía trước và phía sau đều sát nhà, bạn có thể mở cửa thoát gió ở đằng sau, bằng cách chừa một khoảng diện tích nhỏ (khoảng 60cm) làm sân sau nhà.
- Giếng trời
Ngoài cách mở cửa đằng sau, giếng trời là một biện pháp thông gió phù hợp nhất với nhà phố. Giếng trời không chỉ được tận dụng làm tiểu cảnh, mang không gian xanh vào nhà, mà còn giúp lưu thông gió hiệu quả. Gió sẽ vào từ cửa, và ra từ cửa sổ trên mái của giếng trời.
Giếng trời là giải pháp thông gió hữu hiệu trong nhà.
- Hướng nhà và hình thức bên ngoài 
   Trước hết, cho những ai đang có dự định xây cho mình một ngôi nhà, ngoài yếu tố phong thuỷ thì việc chọn hướng nhà và các hiểu biết về nguyên tắc thiết kế để làm mát nói chung là rất cần thiết cho việc xây dựng ý tưởng thiết kế ban đầu.
   Hướng nhà nên chọn sao cho diện tích bề mặt tiếp xúc với bức xạ trực tiếp từ mặt trời càng nhỏ càng tốt. Đối với nhà phố thì các mặt nhà thường từ 4 – 6m trong khi các cạnh dài được che chắn bởi các toà nhà kế cận. Với nhà biệt thự thì cây xanh là nhân tố chủ đạo thay thế để chắn nắng cho các mặt nhà hướng Đông – Tây.
Trong trường hợp không thể che chắn bề mặt tường hướng Đông và Tây theo cách này, các không gian thứ cấp như cầu thang, nhà kho, nhà tắm nên được bố trí ở đây. Ngoài ra, các bức tường này tuỳ trường hợp có thể cấu trúc thành hai lớp có khoảng trống ở giữa để thông gió, hạn chế mở cửa đi và cửa sổ để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
   Với các nguyên tắc thiết kế nói trên, hầu hết bức xạ mặt trời trực tiếp sẽ chỉ còn trên mái và bề mặt tường phía Nam. Như được thể hiện ở mô hình đường mặt trời biểu kiến bên dưới (tính toán riêng cho miền Nam Việt Nam), mái và tường phía Nam của toà nhà cần phải có vùng bảo vệ chống nóng. Đối với tầng trệt, các cấu kiện đưa ra và mái hắt là bộ phận kiến trúc che nắng cho công trình. Tại các tầng phía trên, bancông và lôgia có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ khí nóng nhờ đối lưu trước khi nhiệt truyền vào không gian trong nhà.
   Đối với tường ngoại thất nên sử dụng kết cấu nhẹ nhằm làm tăng khả năng giải nhiệt khi mặt trời tắt nắng.
Trên mái, nguyên tắc thiết kế được áp dụng như sau: các tấm năng lượng mặt trời hoặc các vật liệu dạng tấm phản xạ hai lớp nên được sử dụng nhằm chắn nắng chủ động. Cấu trúc mái trồng cây xanh và các vật liệu mái màu sáng là giải pháp chống nóng thụ động do giảm thiểu được mức độ hấp thụ sức nóng. Các bề mặt với vật liệu nhám tự tạo ra bóng râm cho bề mặt, đồng thời làm tăng diện tích bề mặt sẽ nhận được khí mát vào ban đêm lên nhiều lần.
thông gió tự nhiên cho ngôi nhà
thông gió tự nhiên cho ngôi nhà
1. Các bề mặt nhà ngắn hơn cần nằm ở hướng Bắc – Nam.
2. Bề mặt nhà hướng Đông và Tây được bảo vệ bởi các toà nhà kế cận.
3. Phần nhô ra, mái hắt và bancông là kiến trúc che nắng cho công trình.
4. Mái hai lớp có tác dụng che chắn nắng và tạo thông gió tự nhiên.
- Đón gió
Hướng của ngôi nhà phải hỗ trợ cho việc thông gió tự nhiên càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp mâu thuẫn khi chọn hướng tránh nắng và hướng đón gió chủ đạo, hướng ngôi nhà có thể điều chỉnh lại trong khoảng 0 – 30 độ mà không làm mất hiệu quả làm mát từ thông gió.
   Do hướng gió chủ đạo tại TP.HCM là hướng Đông – Nam vào mùa khô và Tây – Nam vào mùa mưa, công trình có thể xoay nhẹ theo các hướng này.
   Bố trí mặt bằng cần cho phép thông gió cho tất cả các không gian sinh hoạt bằng những ô trống, cửa đi và cửa sổ càng lớn càng tốt.
Cửa hút gió vào nhà cần được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía chân tường. Trong khi đó, cửa để gió thoát ra ngoài cần được đặt ở vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng.
   Nếu cả hai cửa đều được đặt ở vị trí quá cao như vẫn thấy ở nhiều nhà tại TP.HCM, không khí vẫn chuyển động nhưng người sử dụng không thấy được hiệu ứng làm mát.
Nên tránh thiết kế phòng chỉ mở cửa ở một phía. Đặc biệt, hình thái hẹp và dài của nhà phố phụ thuộc vào thông gió xuyên phòng. Với chiều sâu đến 15m, ngôi nhà vẫn có thể thông gió tự nhiên. Như trong hình phía trên, một giếng trời hay sân trong có thể giúp tăng “hiệu ứng ống khói” một cách đáng kể.
Vùng bảo vệ chống nóng 
1. Mặt đứng phía Nam: kết cấu che chắn nắng như bancông, lôgia, mái nhô và vỏ hai lớp.
2. Mái: che nắng và chống nóng bằng các tấm năng lượng mặt trời và kết cấu hai lớp để thông gió.
3. Mặt đứng phía Bắc: vật liệu xây dựng nhẹ có thể giảm nhiệt độ dễ dàng vào ban đêm.
4. Móng nhà: bể chứa nước mưa và có tác dụng làm mát tầng trệt.

- Nội thất
   Bố cục không gian của các phòng cần phải xem xét đến mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng và tải nhiệt của phòng, cũng như tác động của nắng và gió thay đổi theo các thời điểm trong ngày. Tất cả các không gian được sử dụng thường xuyên vào ban ngày như bếp và phòng ăn, các không gian làm việc và phòng trẻ em nên được bố trí tại phần phía bắc của ngôi nhà.
   Ngoài ra, chúng ta cũng không quên câu tục ngữ “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Bố trí nội thất càng gọn gàng thì càng có nhiều không gian cho sinh hoạt và thông thoáng. Các đồ dùng nên được sắp xếp gọn gàng vào các tủ tường để tiết kiệm không gian.
Nếu cần sử dụng điều hoà không khí, các phòng nên được bố trí sao cho ngôi nhà chia thành các khu vực độc lập có thể sử dụng điều hoà không khí một cách riêng biệt. Mỗi khu vực có thể được làm mát tới một nhiệt độ theo ý người sử dụng. Tuy nhiên, giải pháp thông gió tự nhiên nên được ưu tiên nhằm tiết kiệm năng lượng và tiền bạc.
   Giếng trời được đặt tại vị trí trung tâm của ngôi nhà, làm tăng đối lưu và đẩy không khí nóng trong nhà từ dưới thoát ra bên trên mái. Hồ nhỏ ở tầng trệt và cây xanh trên tường khu vực lối đi kết hợp với giếng trời sẽ bổ sung hiệu quả làm mát nhờ hơi nước (làm mát đoạn nhiệt).
   Đối với các nhà phố có diện tích nhỏ không thể bố trí giếng trời hoặc hồ nước, giải pháp là sử dụng mặt nước theo chiều đứng bằng các mảng tường trang trí có vòi phun và rãnh thu nước nhỏ bên dưới, mảng tường này cũng có thể bằng kính kết hợp với nước sẽ khiến cho không gian nội thất nhà bạn trông hiện đại và lạ mắt. Nếu các không gian nhỏ hẹp hơn nữa không thể dùng biện pháp này thì các bạn có thể chọn lựa các đĩa hoặc chậu bẹt bằng tre hay đất nung có miệng rộng để đựng nước và thả vài bông hoa vào đó, bạn sẽ có một không gian dịu mát với hương hoa.
1. Giếng trời có tác dụng thông gió tự nhiên.
2. Mở thông và có cửa giữa các phòng để tạo gió xuyên phòng.
3. Tăng hiệu quả làm mát nhờ hơi nước có được từ hồ nước trong nhà (làm mát đoạn nhiệt).
4. Bức tường xanh cũng giúp tăng hiệu quả làm mát nhờ hơi nước.
- Cây xanh
   Với nhà phố diện tích nhỏ hẹp thì không gian dành cho cây xanh được xem như xa xỉ. Tuy nhiên, một chậu cây nhỏ trong các không gian sinh hoạt chính sẽ tăng lượng hơi nước trong phòng và nhờ thế sẽ làm mát không gian nhà bạn.
   Nếu diện tích nhà bạn lớn hơn thì tường cây là một giải pháp rất hữu hiệu, vừa tăng diện tích cây xanh, tiết kiệm không gian, vừa lạ mắt và không khó chăm sóc. Lưu ý rằng bạn nên nhờ các chuyên gia cây cảnh tư vấn các loại cây không cần quá nhiều nắng để đảm bảo cây sống tốt trong nhà.
   Một không gian lý tưởng khác để tăng diện tích cây xanh là mái – hãy biến mái nhà bạn thành vườn rau sạch, bạn sẽ có một “máy điều hoà nhiệt độ” hữu hiệu giảm nhiệt cho ngôi nhà và có thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
   Ngoài ra, “tường xanh” hay “mặt đứng xanh” tạo ra bởi dây leo trồng phía trươc nhà hay trên bancông, hoặc các chậu cây nhỏ xếp thành các mảng mặt đứng lớn cũng khá hiệu quả cả về làm mát và hình thức kiến trúc.
- Màu sắc và vật liệu
   Nên sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên có thể “thở” được nhằm hỗ trợ cho sự thẩm thấu và bay hơi nước như sỏi, đá hoa cương, gỗ, gạch ốp lát dạng đất nung. Tránh dùng quá nhiều kính, đặc biệt là tại các nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
   Màu sắc cho công trình cần dùng tone màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt, và nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong.
   Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Những nguyên nhân gây cháy trong bếp

Cháy do nấu nướng là một trong những nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất tại các hộ gia đình. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phòng chống cháy trong nhà bếp hiệu quả.
Những nguyên nhân gây cháy trong bếp
Những nguyên nhân gây cháy trong bếp

1. Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp
Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do mọi người không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp. Đừng rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.
2. Xem lại quần áo
Tay áo quá dài, rũ lòng thòng, một cái áo sơ mi rộng thùng thình hay cái tạp dề… đều có thể vô tình bắt lửa. Vì vậy, bạn nên ăn mặc thật gọn gàng, chọn những chiếc áo vừa vặn, ngắn tay và cột tạp dề thật chặt khi vào bếp.
3. Chú ý đến những đồ vật quanh bếp lò
Khăn lau, găng tay hở ngón dùng khi nấu bếp, những dụng cụ làm từ chất liệu dễ cháy và ngay cả màn cửa đều có thể bắt lửa dễ dàng nếu chúng được đặt gần bếp lò đang cháy. Phải để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhắc nồi ra khỏi bếp đang cháy. Sử dụng găng tay hở ngón là phù hợp nhất. Nếu phải dùng khăn, chú ý đừng để phần khăn còn dư rơi xuống phía dưới và chạm vào bếp đang nóng.
4. Đặt bình cứu hoả trong hoặc gần phòng bếp
Trong trường hợp xảy ra cháy, bình cứu hoả sẽ là dụng cụ cần thiết nhất giúp bạn dập tắt lửa kịp thời. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn thật sự biết cách sử dụng chúng.
5. Thường xuyên thay pin cho máy dò khói
Sẽ rất có ích nếu bạn đặt máy dò khói trong phòng bếp hoặc ở phòng bên cạnh. Nhưng, mua một chiếc máy dò khói chưa đủ, bạn phải đảm bảo máy luôn hoạt động tốt bằng cách thường xuyên kiểm tra và thay pin cho máy khoảng 6 tháng 1 lần.
cẩn thận hòa hoạn trong bếp
cẩn thận hòa hoạn trong bếp
6. Không được đổ dầu nóng vào thùng rác
Tuyệt đối không đun dầu ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây cháy. Bạn cũng không được đổ dầu nóng vào thùng rác. Ngay cả khi dầu không còn cháy, nó vẫn có thể làm cháy những thứ khác có trong thùng rác. Bạn nên chờ dầu nguội đi, rót chúng vào một cái lọ cũ, rồi mới vứt vào thùng rác.
7. Tắt nến
Một bữa tối lung linh trong ánh nến sẽ rất lãng mạn, nhưng nến cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà. Bên cạnh việc sử dụng những loại nến to, ngắn (loại nến này ít bị nghiêng, đổ khi đang cháy), bạn nên tắt nến ngay khi sử dụng xong hay khi rời khỏi phòng.
8. Chuẩn bị đối phó với đám cháy
Dù không hề muốn có cháy xảy ra nhưng bạn cũng cần lập kế hoạch đối phó để đề phòng tình huống xảy ra cháy. Cách tốt nhất khi xảy ra cháy trên bếp là đậy ngay nắp nồi hoặc chảo đang nấu để dập lửa trong nồi, chảo.
Tuyệt đối không đổ nước vào xoong, nồi đang cháy hay nhấc chúng cho vào bồn rửa chén. Điều này không chỉ làm đám cháy lan sang khu vực bồn rửa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị bỏng.
nguyên nhân gây cháy trong bếp
hệ thống thông gió trong nhà bếp
9. Có kế hoạch thoát khỏi đám cháy
Cài sẵn số điện thoại cứu hoả (114) vào điện thoại và thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch thoát khỏi đám cháy bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.
10. Ghi nhớ nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”
Trong trường hợp bị lửa bắt vào người, bạn hãy làm theo nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”. Đừng cố gắng chạy khi quần áo đang bắt lửa và cháy, hãy ngừng lại, nằm xuống đất và lăn người để dập lửa. Sau đó, đến ngay bệnh viện để điều trị vết bỏng

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Thiết kế hệ thống thông gió cho bếp

   Bếp được xem là một nơi có nhiều ngồn nhiệt phát sinh nên khi hoạt động sẽ rất nóng, không khí không được mát mẽ làm con người khó chịu. 
Thiết kế hệ thống thông gió cho bếp
Thiết kế hệ thống thông gió cho bếp
   Đối với nhà bếp của nhà hàng hay các nhà bếp công nghiệp với một lượng thức ăn lớn cần được nấu mỗi ngày, sự hoạt động của con người và các thiết bị sẽ tạo nên lượng nhiệt vô cùng lớn, khi đó lượng nhiệt ấy càng lâu càng tăng lên nếu không có hệ thống thông gió sẽ làm cho môi trường trở nên nóng nực. Đối với những khu bếp của những hộ gia đình nhỏ, biệt thự,… lượng thức ăn cần nấu mỗi ngày ít, những thiết bị này cũng ít sinh ra nhiệt nên môi trường không khí nhà bếp cũng không ảnh hưởng lắm nhưng cần có phương án thông gió để tốt cho sức khõe con người.


Những thiết bị nào nhiệt sinh ra nhiều nhất trong nhà bếp?
Lượng nhiệt làm cho không khí nóng nực, khó chịu trong nhà bếp chủ yếu được sinh ra bởi:
Nhiệt sinh ra từ bếp nấu ăn.
Nhiệt sinh ra từ thức ăn.
Nhiệt sinh ra từ hoạt động của con người.
Nhiệt sinh ra từ môi trường xung quanh (mặt trời,…).
Nhiệt sinh ra từ các thiết bị khác.
   Bởi có rất nhiều nguồn nhiệt như vậy cộng hưởng với không gian bếp nhỏ sẽ làm cho không khí nóng lên. Kéo dài tình trạng này trong thời gian nấu nướng sẽ cực kỳ nguy hiểm.
   Trong những nguồn nhiệt trên nhiệt sinh ra lớn nhất là từ hoạt động của bếp nấu, không khí sinh ra ở đó không chỉ nóng mà chứa các khí độc hại đến sức khõe của con người như vậy chúng ta cần hút cục bộ lượng không khí này ra bên ngoài bằng các chụp hút khói bếp. Tùy theo số lượng bếp, hệ số đồng thời nấu ăn của các bếp, cao độ,… mà chúng ta sẽ tính toán ra kích thước cụ thể và quạt tương ứng cho từng chụp hút khói. Hiện nay, chụp hút khói bếp có rất nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp cho cả không gian có yêu cầu thẫm mỹ đến không gian bếp công nghiệp.
máy hút mùi cho bếp
máy hút mùi cho bếp
Phương án thiết kế thông gió cho các nhà bếp như thế nào?
   Bởi công trình kiến trúc là vô hình muôn dạng nên sẽ không có các bếp giống nhau nên việc thiết kế sẽ dựa trên cơ sở thiết kế cơ bản của kiến trúc và các thiết bị được bố trí của bên nội thất. Trên cơ sở lượng nhiệt sinh ra thông thường phương pháp thiết kế thông gió cho nhà bếp cũng giống như các khu vực khác là hút khí bên trong thải ra bên ngoài và cấp một lượng khí tươi mới từ bên ngoài vào để đảm bảo thông thoáng, bên cạnh đó kết hợp với hút cục bộ tại vị trí bếp sinh ra nhiệt lớn và chất độc hại.
   Đối với các nhà bếp gia đình thông thường và các bếp công nghiệp hay nhà hàng nhỏ ta sẽ hút cục bộ tại bếp bằng chụp hút khói bếp theo số lượng bếp mà ta tính được kết hợp cấp không khí tươi từ bên ngoài vào để không gian được thông thoáng.
   Đối với các loại bếp công nghiệp, nhà hàng lớn với số lượng bếp nhiều ta cần bố trí chụp hút khói và cấp khí tươi xen kẽ nhau để tạo cảm giác thông thoáng cho đầu bếp nấu ăn. Lưu lượng không khí hút ra sẽ bằng lưu lượng không khí tươi cấp vào cộng lượng không khí trao đổi từ phòng kế bên. Thông thường có hai loại phương pháp thiết kế đó là thông gió dịch chuyển và thông gió hòa trộn.
đặt máy hút mùi cho bếp
đặt máy hút mùi cho bếp
Chụp hút khói bếp nên thiết kế như thế nào?
   Khi thiết kế chụp hút khói bếp ta cần tính toán lưu lượng thật chính sác để tránh tình trạng lưu lượng không được quạt hút hết ra bên ngoài mà còn trong môi trường không khí bếp sẽ dần dần lan ra xung quanh, không đảm bảo chất lượng. Khi thiết kế cần đảm bảo bố trí các chụp hút và cấp phù hợp để đảm bảo thông thoáng cho người đầu bếp đồng thời cần chú ý đến kích thước của chụp hút nên nhô ra bao nhiêu là tốt nhất.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

mẹo sử dụng điều hòa nhiệt độ tiết kiệm điện

Sử dụng điều hòa bây giờ đối với các gia đình không còn xa xỉ nữa. Thế nhưng khi nhận hóa đơn tiền điện, chắc hẳn cũng có người “méo mặt” vì nhiều quá. Dưới đây là một số mẹo để tiết kiệm túi tiền của các bạn...
mẹo sử dụng điều hòa nhiệt độ tiết kiệm điện
mẹo sử dụng điều hòa nhiệt độ tiết kiệm điện
Chọn công suất máy điều hòa?
   Việc chọn công suất máy điều hòa không khí phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP). Nên có hiện tượng gọi là máy một ngựa, máy hai ngựa... Ví dụ như: 1 HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h, 2.5 HP~24.000 BTU/h.

   Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1 HP cho phòng ngủ với diện tích 14-16 m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12-14 m2.

   Máy điều hòa thường dùng cho gia đình là loại máy hai cục, cục lạnh treo trên tường và cục nóng để ngoài trời. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế...
Máy điều hòa bao lâu phải làm vệ sinh một lần?
   Máy lạnh gia đình, định kỳ làm vệ sinh máy điều hòa tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần.
   Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Cẩn thận nếu cục nóng bị kêu khi hoạt động?
   Hiện tượng điều hòa kêu có nhiều lý do. Trong trường hợp dàn nóng bị kêu khi máy hoạt động, nhiều khả năng là do những chân đế bằng cao su đã bị chai hoặc ốc bắt đế bị lỏng nên khả năng giảm chấn động không còn tốt, máy bị rung tạo ra tiếng kêu. Cũng có thể có vật lạ nào đó rơi vào. Tiếng kêu cũng có thể xuất hiện từ cục lạnh với những lý do sau. Có thể do quá lâu không làm vệ sinh máy nên bụi bặm, chất bẩn đóng vào lưới lọc hay các bộ phận khác khiến máy chạy nặng, tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra, có thể bị thằn lằn, gián chui vào trong máy và chết ở đó cũng có thể tạo ra tiếng kêu.
sử dụng điều hòa nhiệt độ
sử dụng điều hòa nhiệt độ
   Cá biệt, ngay sau khi làm vệ sinh xong, máy hoạt động và tạo ra tiếng kêu thì nên xem lại quá trình lắp đặt. Có thể việc lắp lại mặt nạ, lưới lọc chưa khít hoặc không đúng khớp khiến máy bị kêu khi hoạt động. Có một số tiếng kêu xuất hiện ngay sau khi máy mới đưa vào hoạt động. Đó là kêu do cánh đảo gió bị rít, do tốc độ quạt quá lớn... Những trường hợp này cần báo với nhà sản xuất hoặc nơi bảo hành.

Lưu ý khi sử dụng máy điều hòa
Sử dụng và lắp đặt máy điều hòa theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy bốn tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng. Để hiệu quả và tiết kiệm phải chú ý: cục nóng phải thông thoáng để giải nhiệt. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy. Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn ít lạnh phải gọi thợ kiểm tra gas trong máy. Không đặt nhiệt độ quá thấp. Nên sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Mẹo lắp đặt điều hòa hiệu quả cao

Chọn công suất máy điều hòa như thế nào?
Mẹo lắp đặt điều hòa hiệu quả cao
Mẹo lắp đặt điều hòa hiệu quả cao
   Việc chọn công suất máy điều hòa không khí phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP). Nên có hiện tượng gọi là máy một ngựa, máy hai ngựa... Ví dụ như: 1 HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h, 2.5 HP~24.000 BTU/h.

   Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1 HP cho phòng ngủ với diện tích 14-16 m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12-14 m2.

   Máy điều hòa thường dùng cho gia đình là loại máy hai cục, cục lạnh treo trên tường và cục nóng để ngoài trời. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế...

Hiện tượng “bẫy dầu”?
Một số trường hợp do vị trí lắp máy không thuận tiện nên phải để cục nóng ở sân thượng hoặc mái nhà... Nói chung là những vị trí cao hơn cục lạnh. Trường hợp này nếu thợ không có kinh nghiệm xử lý thì chỉ vài ngày sau khi lắp đặt là máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chứa gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một oil cap (bẫy dầu) bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.

Không để cục nóng bị “đối gió”
Một lưu ý nữa là khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.